- Tên gọi : Chùa Linh Sơn,chùa Phật Lồi.
- Tọa lạc: thôn Hải Giang, xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn.
- Năm xây dựng : 1943.
- Người xây dựng – khai phong : sư pháp danh Đồng Quán, pháp hiệu Phước Hải.
Toàn cảnh chùa Linh Sơn.
Chùa tọa lạc sườn phía Đông ngọn núi cao 252m, cao nhất Nam bộ bán đảo Phương Mai, nay thuộc thôn Hải Giang, xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn.
Trong chùa thờ hai pho tượng. Một pho tượng Phật bằng xi măng vốn dĩ là tượng hàng khá phổ biến trong 30 năm nay, pho kia bằng đá được nhà chùa mặc áo vàng đội mũ vàng.
Ông Đỗ Bang, tác giả sách “Lịch sử thành phố Quy Nhơn” cho rằng tượng đá là tượng Uy Minh Vương.
Vậy đền thờ Uy Minh Vương với chùa Linh Sơn là một hay hai? Tượng đá tại chùa Linh Sơn có phải tượng Uy Minh Vương? Muốn có đáp án phải tìm tới đền thờ nầy mà “Đại Nam Nhất Thống Chí” gọi là “Tam Tòa Sơn Thần Từ”.
Sách “Đại Nam Nhất Thống Chí, quyển chi cửu, Bình Định tỉnh, tờ 25b, dành gần một trang viết về ngôi đền nầy (Xem bản photo đính kèm dưới đây).
Tờ viết về Tam Tòa Sơn Thần trong Đại Nam Nhất Thống Chí.
Tại Tuy Phước huyện, Thi Nại hải khẩu, tự Tam Tòa sơn thần. Thần tánh Lý danh Nhật Quang, Lý Thánh Tôn đệ bát tử, tài kiêm văn võ, phong Uy Minh Vương. Xuất tri Nghệ An phủ, thống quản
Dịch nghĩa:
Đến khi hạ xong thành Đồ Bàn, bèn phong vương làm thần núi Tam Tòa. Các triều đại sau đều có phong tặng.
Để có thêm dữ kiện để tiến tới việc xác định núi Tam Tòa và vị trí đền Tam Tòa, xin mời độc giả đọc thêm đoạn sử nữa chép trong “Đại Nam Nhất Thống Chí”, sdd, tờ 30a nói về trận hải chiến xảy ra giữa quân đội Nguyễn Vương Phúc Ánh với hải quân Tây Sơn. Nguyên văn:
庚 申 年 賊 將 陳 光 耀 武 文 勇 率 其 黨 圍 歸 仁 城 文 勇 以 定 國 大 船 三 臊 戰 船 百 餘 臊 橫 截 海 口 又 於 海 口 之 左 雁 州 右 三 座 山 設 兩 堡 置 大 砲 憑 高 放 射 以 拒 我 軍
Phiên âm:
Canh Thân niên, tặc tướng Trần Quang Diệu Võ Văn Dũng suất kỳ đảng vi Quy Nhơn thành. Văn Dũng dĩ Định quốc đại thuyền tam tao, chiến thuyền bách dư tao, hoành tiệt hải khẩu. Hựu ư hải khẩu chi tả Nhạn châu, hữu Tam Toà sơn, thiết lưỡng bảo, trí đại pháo cao phóng xạ, dĩ cự ngã quân.
Dịch nghĩa:
Năm Canh Thân (1800), tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng đem quân vây thành Quy Nhơn (tức thành cũ Đồ Bàn). Văn Dũng dùng 3 chiếc thuyền lớn hiệu Định Quốc cùng hơn trăm chiếc thuyền chiến giăng ngang lấp kín cửa biển. Lại xây 2 cái lũy đất, một trên bãi Nhạn ở phía tả cửa biển, một trên núi Tam Toà ở phía hữu cửa biển, đặt đại pháo, dựa thế đất cao, từ đó bắn xuống mà chống cự với quân ta.

Đoạn sử trên nói tướng Tây Sơn là Võ Văn Dũng dùng thuyền chiến “hoành tiệt hải khẩu” là chỗ nầy. Và nói đắp lũy đất tại bãi Nhạn nay là khu bến cảng và đặt pháo đài trên núi Tam Tòa là đặt trên đầu Gành Cọp mỏm chót núi Tam Tòa. Núi Tam Tòa ở đâu? Tên núi chỉ thấy chép trong “Nhất Thống Chí”. Hỏi dân địa phương thì không ai biết đến hai chữ Tam Tòa nhưng quan sát núi ở khu Nam bán đảo Phương Mai thì đây có 3 ngọn cao nhất, ngọn giữa cao 252m, cả ba đều có chung 1 chân đế là bán đảo Phương Mai và đều đối trĩ với Bãi Nhạn ở phía Tây cách núi 1500m đường biển. Đó là núi Tam Tòa, tức núi Ba tòa, tức núi Ba hòn mà “Nhất Thống Chí” đã chép.
Dưới chân núi Tam Tòa có vũng đất bằng phẳng thuộc tổ 46 khu vực 9 là chỗ ghe thuyền thường đậu. Tại đây còn dấu vết nền móng một ngôi đền khá lớn, mặt triều Tây, dài 12m, ngang 7m, diện tích 84m2. Trước đền có Tam quan còn sót lại 3 chữ 仰 鴻 恩 “Ngưỡng Hồng Ân” nghĩa là kính mến ơn lớn của bề trên. Đó là di tích đền Tam Tòa thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang. Đền bị phá hoại vào năm 1946, nằm trong kế hoạch “Tiêu thổ kháng chiến”.Trong đền trước 1946 không thờ thần tượng mà chỉ có thần vị. Sau 1946, thần vị đền này hạ lạc về đâu chưa rõ. (Tôi đã đến lăng Võ Tánh viếng lầu Bát Giác nằm trung tâm Đồ Bàn phế thành thấy có thần vị của Võ Di Nguy, của Tống Viết Phước trước thờ ở đền Bao Trung tại chân núi Hưng Thạnh cũng thuộc thành phố Quy Nhơn, bị phá hoại cùng lúc với đền Tam Tòa, nhưng không thấy thần vị Uy Minh Vương). Tôi tin rằng thần vị vẫn còn lưu lại đâu đó trong dân gian bởi lẽ thần Uy Minh Vương rất thiêng, từng phò hộ cho nhiều người chẳng những ở địa phương mà còn ở Quy Nhơn và những vùng lân cận. Tuy lúc bấy giờ (1946) đền bị phá hoại vì nằm trong quốc sách nhưng tín ngưỡng dân gian vẫn được chính quyền tôn trọng, nên thần vị đã được ai đó rước về thờ tại nơi nào đó, chứ không hề bị hủy hoại. Một nhân vật lịch sử có tầm cỡ như Uy Minh Vương không nhiều, lai lịch đền Tam Tòa thật hy kỳ, sao đến hôm nay chưa nghe thấy ai nói tới việc tái lập đền thờ nhỉ?

Chùa nằm giữa một vùng đất bằng phẳng. Ba mặt Bắc, Tây, Nam núi nổi cao làm thành một hình bán nguyệt. Thế đất có đủ thiên tâm, hậu chẩm, tả thanh long, hữu bạch hổ. Trước mặt có hồ nước làm minh đường. Xa hơn nữa, ngoài biển khơi có hòn Khô đứng làm tiền án. Địa cuộc rất tốt, cảnh trí rất nên thơ vi sơn thủy hữu tình, khả dĩ thỏa mãn cả người nhân lẫn người trí.
Chùa là một dãy nhà ngang, xây gạch lợp ngói, tọa Tây Bắc hướng Đông Nam, chia làm 3 phần rõ rệt: Phần giữa là chánh điện mỗi bề 4m, diện tích 16m2, cao 5m xây dựng từ những năm 1950. Hai phần kia là nhà Đông và nhà Tây có kích thước như nhau: 3m x 4m =12m2 xây dựng trong năm 1994.
Mặt tiền 3 nhà đều có chấn thủy. Chấn thủy chánh điện phân làm 3 ô, ô giữa đắp 3 chữ:
靈 山 寺
Linh Sơn Tự
(Chùa Linh Sơn)
Ô bên tả có 3 chữ 真 靈F 現 (Chơn Linh Hiện), ô bên hữu có 3 chữ 度 眾 生 (Độ Chúng Sanh). Bên dưới có hai câu liễn tô đi phết lại nhiều lần khiến nhiều chữ đã biến dạng không đọc được nên không đưa vào đây.
Rõ ràng đây không phải tượng Phật Thánh của Phật giáo, cũng không phải tượng thần của Bà-la-môn giáo (tức Ấn Độ giáo ngày nay) mà là tượng một người đàn ông theo Ấn giáo. Có thể đây là tượng một vị vua nào đó của vương quốc Champa đã ngự trị tại Quốc đô Đồ Bàn (thành Fôche) từ năm 1000 xây thành nầy đến năm 1470 bị vua Lê Thánh Tông đánh đuổi vào Nam. Bí mật này nằm trong mấy hàng chữ Phạn bề sau lưng ngai mà người địa phương lầm tưởng là bùa nên ngày đầu năm đều tới in lấy bản rập về treo tại nhà để trừ tà. Ông Đỗ Bang lần đến viếng chùa nầy, thấy tượng nầy (đã được đội mũ mặc áo) chỉ ló có khuôn mặt với bộ râu quai nón, không thấy được những chi tiết về trang phục khác Đại Việt như mũ ống, áo chẽn, vòng trang sức trên cánh tay vội cho là tượng Uy Minh Vương Lý Nhật Quang. Nay qua khảo sát trên tượng nầy không phải tượng họ Lý, chùa nầy không thờ họ Lý mà nguyên thủy thờ tượng đã nói trên mà dân chúng gọi là ” Phật Lồi”.
Trên mày khám thờ có tấm hoành đắp 3 chữ: 蓮 花 座: Liên Hoa Tọa (Tòa liên hoa). Bên dưới có câu liễn:
威 德 超 三 界
Phiên âm:
Uy đức siêu tam giới,
Quang minh chiếu thập phương.
Dịch nghĩa:
Uy đức vượt ba cõi,
Quang minh soi mười phương.
Liễn chơi chữ. Vế trước có chữ Uy, vế sau có chữ Minh, muốn nhắc tới Uy Minh Vương Lý Nhật Quang. Xem ra tác giả câu liễn nầy cũng cho tượng Chàm nầy là tượng Uy Minh Vương.
Bên ngoài, trên hai mặt trụ có câu liễn. Trong đó có 4 chữ: Tượng Giá Long Đồ tôi không hiểu dẫn ở điển tích nào, đặt vào mạch văn cũng chưa hiểu tác giả muốn nói gì nên ở đây chỉ sao lại rồi phiên âm chứ không dịch nghĩa, chờ nghiên cứu bổ túc sau:
象 駕 東 齊 晉 漢 梁 唐 于 古
龍 圖 南 越 丁 黎 陳 李 以 來
Phiên âm:
Tượng giá Đông Tề, Tấn Hán Lương Đường vu cổ,
Long đồ Nam Việt, Đinh Lê Trần Lý dĩ lai.
Bên tả khám thờ Phật có khám thờ bốn vị là Bổn xứ Thành hoàng đại vương, Thiên Y A-na Diễn Ngọc Phi, Cố Chiêm Tiên Phi và Long Tinh Thần nữ. Nguyên bốn vị này được thờ tại dinh trong đám đất dưới chân chùa, những năm 50 dinh hoang phế nhà chùa bèn rước khám thờ lên thờ tại chùa.
Bên hữu khám thờ Phật có bàn thờ Tổ. Trên bàn có bài vị trụ trì Đồng Quán.
Cổ vật duy nhất của chùa còn sót lại là quả chuông nhỏ đã có từ khi lập chùa cách đây trên 100 năm.
Đến khoảng đầu thập niên 40 có nhà sư pháp danh Đồng Quán, pháp hiệu Phước Hải đến ở tu một thời gian rồi hưng công xây dựng chánh điện phụng Phật và thờ pho tượng Chàm nói trên. Chánh điện còn tới ngày nay. Thầy tịch trước năm 1943. Từ ấy đến nay không có Sư trụ trì.
Năm 1993, bổn đạo chùa Linh Sơn họp bầu một Ban hộ tự gồm các cư sĩ Trương Trung Thành, Trần Ngọc Thạnh, Đoàn Nghiệp, Nguyễn Gần, Trương Long.
Ban hộ tự đã vận động tài lực Phật tử địa phương và các nơi để:
Năm 1994 cất Đông đường Tây đường.
Năm 1996 dựng tượng đài Quan Âm.
Năm 1999 nhân có Phật tử là Trần Thị Phúc Loan ở Quy Nhơn cúng 30 bao xi măng, Ban hộ tự xuất lực xây 60 bậc cấp vượt hơn 100m đường dốc dẫn từ chân lên đến gần tới sân chùa.
Năm nay, 2000, Ban sắm được hồng chung và đại cổ còn gởi dưới làng, không dám đem lên để luôn tại chùa vì chùa chưa có người ở.
Nhân đây tưởng cũng nên nói tới sự cố mà Ban hộ tự thường nói là “Ngài ngộ nạn” mà tôi đã nói sơ trên kia. Đó là việc xảy ra cách nay 10 năm tượng bị kẻ trộm bẻ gãy đầu vì tưởng là đồng đen. Suýt nữa tỉnh ta mất thêm một di sản vô giá.
Thế danh Dương Văn Hầu, người xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước.
Trung niên xuất gia tại chùa Long Phước cùng xã, đệ tử Thiền sư Thị Kỷ Tâm Thanh (1898-1935) trụ trì chùa nầy.
Đầu thập niên 40 trụ tại chùa Linh Sơn, kiến tạo chùa ngói rồi làm lễ khai sơn.
Tịch tại chùa nầy trước năm 1943. Mộ tại vườn chùa.

奉 為 靈 山 堂 上 四 十 三 世 諱 同 貫 號 福 海 之 靈 位
癸 未 年 吉 日 造
正 忌 十 月 二 十 四 日
Phiên âm:
Phụng Vì Linh Sơn Đường Thượng Tứ Thập Tam Thế Húy ĐỒNG QUÁN Hiệu PHƯỚC HẢI Chi Linh Vị.
Quý Mùi niên kiết nhật tạo
Chánh kỵ thập nguyệt nhị thập tứ nhật.
Dịch nghĩa:
Linh vị của trụ trì chùa Linh Sơn, Húy Đồng Quán, hiệu Phước Hải, đời pháp 43.
Tạo vị tháng tốt năm Quý Mùi (1943)
Giỗ ngày 24 tháng 10 hằng năm.